Thứ Tư, tháng 10 25, 2006

TÂM SỰ VỀ NGHỀ NGHIỆP & HOÀI NIỆM VỀ KỲ THI ĐẠI HỌC

Năm nào cũng vậy, khi hè sang, hoa phượng đỏ thắm sân trường...là mùa thi lại đến...bao nhiêu lo toan của cha mẹ, bao nhiêu sự hồi hộp, mong chờ, xen lẫn lo âu trên những gương mặt trẻ của thí sinh...gợi cho tôi niềm cảm xúc. Mười hai năm dùi mài kinh sử, ai chẳng mong đến ngày này, ngày mà các em sẽ vượt qua để đạt một kết quả như mong muốn.... Vâng, đằng sau những kết quả của các em hôm nay, dù thành công hay thất bại, là do sự nỗ lực của chính các em và có biết bao nhiêu sự hy sinh lặng thầm của người thân, của thầy cô giáo.... Đằng sau những mùa thi cũng biết bao chuyện buồn, vui, căng thẳng, áp lực, khó khăn ập đến....Dù sao thì tôi cũng phải cố gắng hết sức mình để mọi việc diễn ra & kết thúc tốt đẹp....Chỉ buồn là sự thiếu thiện chí của một vài nhân vật ...thành ra cũng làm mình bực mình...Hôm nay về đến nhà là tôi mệt nhoài rùi, ... hy vọng lại sẽ là một mùa thi thành công...
TN - 8.7.2006 18:13:39
Nhân dịp chị Thiên Nga nói về kỳ thi tuyển sinh, Asin nhớ lại ngày đi thi của mình, xin phép được cùng chia sẻ với chị, với các bạn. Thời gian trôi qua thật nhanh, ngoảnh đi ngoảnh lại cứ từng năm trôi qua. Nhớ ngày nào của tám năm về trước, tôi vẫn còn là một cậu học sinh ngây ngây thơ thơ của nông thôn đồng bằng bắc bộ, chưa hề một lần được bước qua cây cầu sang bên kia huyện. Cái lạ lẫm đến ngộ nghĩnh được lột tả qua sắc thái ngơ ngác khi được cha đưa đi thi. Rời trường trung học khi vừa tròn 18, tôi không giống như bao bạn bè khác được đi đây đi đó, thăm thú các nơi - nói cách khác tôi như một thiếu nữ khuê môn chỉ quanh quẩn đó đây trong cái làng thân thuộc của mình. Tất nhiên điều đầu tiên nghĩ đến khi kết thúc khóa học phổ thông là dự kỳ thi tuyển sinh đại học, gia đình tôi vốn là gia đình nhà giáo, cả cha mẹ tôi đều là giáo viên phổ thông. Tuy vậy, nỗi háo hức được dong duổi trên đường, được ngắm cảnh náo nhiệt của thành thị cũng không hề kém hơn cái khát khao trên bước đường học vấn, suốt cuộc hành trình kéo dài hơn 3h đồng hồ, tôi chỉ chăm chú quan sát đường đi, cảnh vật xung quanh, nhiều lúc đến thất thần vì lạ lẫm cũng có, vì thích thú cũng phải. Đến hà nội sau quãng đường dài hơn 120km, cả hai cha con mệt nhoài vì gió và nắng. Ghé vào một quán nhỏ ven đường mà cho đến mãi một năm sau tôi mới có khái niệm "Quán cóc" uống nước, thứ nước trà loãng có bỏ thêm vài viên đá để làm dịu cái nóng bức của mùa hè. Tôi không nghĩ là ở chốn thủ đô nước trà cũng bán được - thứ mà ở quê tôi người ta chẳng bao giờ đem bán. Những tòa nhà cao tầng lần lượt hiện ra như mọc dần lên sau từng vòng quay, đi đến đâu tôi cũng trầm trồ, suýt xoa - ôi sao mà lại có những tòa nhà cao và đẹp thế nhỉ..thật ngộ. Trọ nhà bà chủ với giá 10 ngàn đồng cho cả kỳ thi, thường là 2 ngày đêm, tôi cũng ngạc nhiên về cách sống của người thủ đô, một cách sống khá rạch ròi mà đến nay tôi cũng chưa từng nghĩ ra tại sao.. Đúng là "Lều chõng" thật, nói là trọ ở nhà, chứ nói là có chỗ để ghé lưng mà ngủ cho hết đêm cũng đúng, có gì đâu ngoài một tấm phản, dải một manh chiếu, thêm chiếc quạt nan phì phạch nữa là xong, vì lúc đó quá đông người trọ quạt điện không đủ nên chủ nhà thương tình cho mượn chiếc quạt tay - nghĩ lại tôi vẫn thấy vui vui khi cha tôi nói mác của chiếc quạt là "Na - ti - o - nan".. Trước ngày thi, các thí sinh phải tập trung để trình báo phiếu báo thi, nộp lệ phí và nhận một cái thẻ gọi là thẻ thí sinh. Nơi tiếp thí sinh cũng thật đơn giản, một chiếc bàn với cô thu ngân - cô phát thẻ. Từng địa điểm đón tiếp thí sinh khác nhau tùy vào khu vực thi của thí sinh hôm sau. Ai đến muộn sẽ bị coi như là "vắng mặt" và có thể sẽ không được tham dự kỳ thi - tất nhiên không thể không có những ngoại lệ. Cha tôi hầu như không ngủ, ông thức tôi dậy từ rất sớm dẫn ra chợ ăn phở điểm tâm sáng - lúc đó tôi không muốn ăn cơm vì chỉ muốn ăn phở cho giống "người hà nội". Hôm sau là thi, sau khi làm thủ tục xong, hai cha con dẫn nhau đi thăm phố, nói là thăm chứ thật ra là đi cho quen đường để hôm sau không bị lạc. Sáng hôm đó suýt nữa thì tôi đến làm thủ tục muộn giờ do đường tắc - lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh tắc đường như thế nào, giá như ở quê tôi thì làm gì có cảnh này, vui thật là vui. Kết thúc kỳ thi với bao nhiêu phấn khích, tôi làm bài không tốt lắm nên không được vui. Cảnh trong phòng thi cũng làm tôi hơi buồn một chút, chẳng phai ai cũng nghiêm túc cả, giám thị cũng như thí sinh...Việc quay cóp tôi tưởng không có xảy ra trong kỳ thi quan trọng này, nhưng vẫn có..có trường hợp có cả việc giám thị làm ngơ để cho thí sinh quay cóp. Nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm đến tôi. Trả nhà trọ xong, hai cha con lại bôn tẩu trên chiếc Simson cũ để trở về, dọc đường vẫn cảnh náo nhiệt lúc đi. Giữa trưa hai cha con dừng ở thị xã phủ lý, vừa khát vừa mệt. Kêu ngay một ca beer để giải khát, mấy hồi đã đỡ mệt lại tiếp tục lên đường. Vừa đi được một quãng, không hiểu sao xe cứ ngả nghiêng bên nọ bên kia, tôi vỗ vai cha thì mới biết ông mệt quá và phần vì vừa có tí men bia nên ngủ quên...chết thật.. thế là cha con đổi chỗ cho nhau...ì ạch mãi thì cuối cùng cũng về được đến nhà - đấy là lần đầu tiên tôi biết đường xa, biết thủ đô là như thế nào, giờ kể lại mọi người trong nhà vẫn còn phì cười...hút chết...
Asin - 9.7.2006 7:17:02
Mọi việc cũng kết thúc tốt đẹp, TN mệt nhoài, sau khi kết thúc, được chiêu đãi 1 bữa cơm, mà mình thì ko nuốt nổi vì quá mệt. Nhưng sau đó cũng kéo nhau đi karaoke ( để thư giãn) đến xế chiều mới về đến nhà.
Cám ơn Asin đã chia sẻ một câu chuyện thật cảm động về sự hy sinh lặng thầm của người cha đối với con đi thi đại học...những niềm vui, cũng như những nỗi buồn, khó khăn, vất vả, những bỡ ngỡ, xen lẫn sự tò mò, thích thú của Asin trong những ngày lên Hà Nội đi thi Đại học 8 năm về trước. Những tâm sự đó cũng làm TN nhớ lại câu chuyện của mình khi đi thi đại học trước đây...Nhưng hơi khác một chút ở chỗ là TN đã từng biết & lên TP này, nơi mà TN dự thi đại học, tuy là mình cũng ít đi ra ngoài đường phố, nhưng do mẹ đã gửi gắm TN cho các Dì, Câu lo dùm, vì thế ko có ai đưa đón cả, do ba mẹ mình quá bận rộn..., nên TN một mình lều chõng lên nhà các Cậu, Dì tá túc để luyện và thi vào ĐH. Như thế là TN quá may mắn so với nhiều bạn khác rùi. Ko vất vả như cha con của Asin, nghe Asin kể thấy thương cha con Asin quá....Nhưng TN ghen tỵ với Asin đó khi thấy Asin được cha cưng quá hỉ? Thật là một ông bố tuyệt vời. TN lên thành phố ở nhà Dì ruột luyện thi gần một tháng trước khi thi. Mùa hè năm đó trong gia đình các Dì, Cậu có 4 đứa thi vào đại học ( kể cả mình), khi ấy là mùa hè, mà tự dưng cây mai trước nhà của Dì nở bông vàng rực rỡ trái mùa ( thế mới lạ), Dì của mình bảo chắc là điềm báo tất cả tụi con thi đậu vào đại học. . Quả thật năm đó cả 4 chị em TN đều đậu vào đại học. TN học sớm 1 năm, nên năm đó mới 17 tuổi , ( tuổi bẻ gãy sừng trâu) Sau khi luyện thi xong TN qua nhà người cậu ruột ở, để có mấy người anh con cậu đưa đón trong 3 buổi thi đại học. Cảm giác của TN khi vào phòng thi cũng hồi hộp vì thấy thầy cô xa lạ, nơi dự thi cũng lạ lẫm ( Bây giờ là Trường PTTH Trưng Vương, gần sở thú) Nhưng ấn tượng đối với mình cho đến tận bây giờ, là phòng thi rất yên ắng, trật tự, nghiêm túc. Có một kỷ niệm đến giờ TN còn nhớ là hôm cuối cùng dự thi về, ông anh vừa chở đến mình ngay (ngã 5) nhà Thờ Đức bà thì hú hồn vì súyt bị tông xe, chút nữa gãy chân mình, nhưng may mà ông anh kịp lách, nên ko sao, chỉ có sượt sau đuôi xe méo biển số xe, hai bên dừng xe lại, ông anh cự nự vài tiếng rùi đi, còn mình thì hồn vía lên mây. ...Sau đó ở lại chơi vài ngày rồi trở về quê chờ kết quả của kỳ thi.....
Đó là một vài kỷ niệm hồi đi thi đại học của mình đấy.....
TN-10.7.2006 18:42:20

Không có nhận xét nào:

Lưu trữ Blog