Thứ Hai, tháng 10 25, 2010

THAO THỨC ( tiếp theo)

Cô nhớ đấy, Bêta- Uxpenxki nói- Ôlêch Antônôvich chỗ chúng tôi là tiến sĩ khoa học trẻ nhất. Và là người duy nhất chưa có vợ. Nếu cô không cười và bảo vệ tốt luận án, chúng tôi sẽ gả cho cậu ấy.
- Cám ơn- Bêta nói- nhưng tại sao lại phải nhất thiết gả cho tiến sĩ…? Nhân viên thí
nghiệm tôi cũng bằng lòng.
Điều ấy đã được nói ra với một sự nhũn nhặn tối đa, nhưng tôi -- và có lẽ cà Uxpenxki,- đều cảm thấy cô bé đã đặt chúng tôi lại đúng chỗ. Khi nói, cô lại một lần nữa nhìn chúng tôi dò hỏi: cái nhìn ấy cộng với một sự chuyển động hầu như không nhận thấy về phía cửa đã cho chúng tôi hiểu rằng nếu chúng tôi còn muốn pha trò theo kiểu ấy, thì cô cho rằng, thừa ý chúng tôi, tốt hơn hết là nên chấm dứt chuyện công việc đã bị cắt ngang này. Sau đó cô đi khuất, và chúng tôi nghe giọng nói khẽ: “ Xin lỗi, Xtanhixlap Epghênhiêvich. Thế này nhé, nếu anh hiểu cả rồi thì xin mời cứ làm. Nhưng đừng có nung cháy các đầu ống”.
Paven nháy tôi một cách đặc biệt, và chúng tôi không nhớ lại ngay được vừa nói về cái gì. Để che giấu sự bối rố, tôi hỏi có vẻ hết sức thờ ơ:
- Bêta- Từ tên nào ấy nhỉ?
- Elizavêta.
- Elizavêta?
- Ừ, Elizavêta, Eljbêta, Bêta… Cô này có đôi chút Ba Lan trong dòng máu.
Tôi có yêu Bêta từ cái nhìn đầu tiên không? Không biết. Tôi chỉ biết rằng từ ngày ấy tôi luôn luôn cảm thấy sự có mặt của cô và đã không thể có chuyện tôi bước vào phòng họp hay căng- tin mà không nghĩ ngay ở cửa, là có cô ta ở đây không. Rồi nữa - chẳng hiểu vì sao tôi không thể hờ hững đối với việc cô nghiên cứu sinh lặng lẽ ấy nghĩ về tôi như thế nào? Té ra tôi không hề cô đơn chút nào, ai cũng nhận thấy có rất nhiều người khác nhau quý trọng ý kiến của cô nghiên cứu sinh mới đến, những ý kiến thường không được thể hiện rõ, họa chăng chỉ có thể đoán được qua nụ cười, hay một biến động hết sức khó nắm bắt trên khuôn mặt. Bêta không tán dương ai bao giờ và cũng không để lộ sự khinh thường. Cô chỉ chú ý đến những gì mình từng quan tâm, và tức khắc thoái lui nếu có gì làm cô thấy tẻ nhạt. Hoa hậu thứ nhất của chúng tôi, Mila Phêđôrôpna, như trước đây, vẫn lôi cuốn trái tim các chàng trai trong Viện,nhưng sự khác biệt mọi người đều thấy rõ: Khi có Mila, các cậu nghiên cứu sinh của chúng tôi ầm ĩ pha trò một cách vô tội vạ, cậu nào can đảm hơn thì đưa ra những lời tán dương khá liều lĩnh còn Mila thì lúng liếng đôi mắt và quay về mọi phía, như để chia đều cho mọi ngườ vẻ đẹp tươi mát lộng lẫy của mình, đầy khuyến khích và hứng thú. Khi có Bêta, không hiểu vì sao bọn họ lặng lẽ hẳn đi, pha trò một cách chọn lọc và không dám thể hiện sự hâm mộ của mình. Một số khác thì bực bội vì sự dè dặt của chính mình, và vì đôi mắt của cô mà họ gắn cho cô biệt hiệu “cô gái Ba Lan kiêu ngạo” hoặc “nữ hoàng tây Ban Nha” mặc dù trong cách đối xử của cô không có chút gì là quý phái, chưa nói gì đến chuyện vương tộc, cô đối xử với tất cả mọi người giống nhau và khá thân mật, toàn bộ đám kỹ thuật viên ăn ý với cô ngay, ngay đến cụ Antônhêvich khắc khổ và hay ganh tị cũng tiếp nhận cô lập tức, một cách vô điều kiện.
Chỉ có quan hệ giữa chúng tôi hình thành một cách khó khăn. Rõ ràng nó thiếu một sự giản dị cần thiết. Hơn nữa lúc bấy giờ tôi không phải là tự do hoàn toàn. Kể đến ngày đầu tiên gặp Bêta, tôi đã hơn một năm gần gũi với cô sinh viên của mình là Ônga Sêlêpôva và cảm thấy một hạnh phúc nhẹ nhõm. Ônga rất thùy mị, đầy nữ tính và phải lòng tôi như chỉ có học trò mới phải lòng được thầy giáo đến như thế. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên và nếu đã không quá biểu lộ công khai tình cảm của mình thì chỉ là vì quan hệ giữa giáo sư với sinh viên bao giờ cũng gây nên những lời xì xào bàn tán không cần thiết. Chúng tôi làm quen hết sức ngẫu nhiên. Tôi nhận giảng một "cua" ngoại khóa về sinh lý học lứa tuổi, và ngay từ bài giảng đầu tiên đã thành lập được một "tốp" nhỏ gồm những thính giả thường xuyên. Tôi giảng không đến nỗi nhạt nhẽo lắm có lẽ một phần chính là nhờ việc không bao giờ tôi để mất liên hệ với cử tọa, với mục đích này tôi luôn luôn giữ trong tầm nhìn một vài khuôn mặt đã quen quen, coi như là " dụng cụ kiểm tra". Tôi nhận ra Ônga ngay, nhưng hầu như ngay sau đó hiểu rằng cô không thể làm " dụng cụ kiểm tra" được. Nếu tin vào cái nhìn cứ quấn chặt lấy tôi của đôi mắt to, dò hỏi và cả tin của cô thì có lẽ tất cả những gì tôi nói không chỉ dễ hiểu thôi mà còn rất thông thái, hóm hỉnh và vô cùng hấp dẫn. Tôi không đến nỗi quá tự tin và thoạt đầu ngỡ rằng cô sinh viên vô danh này không hề hiểu chút gì. Sau đó khi đã quan sát kỹ, tôi biết rằng mình nhầm. Cô có hiểu trong khi nghe, ít ra là hiểu theo cách của mình, cô mỉm cười với những ý nghĩ riêng tư, và có một lần bật lên cười lanh lảnh như một cô bé, hoàn toàn bất ngờ. Sau giờ học chúng tôi vướng nhau khi đi qua cửa, và không nén được, tôi đã hỏi rằng cái gì làm cô buồn cười đến thế. Cô gái đỏ ửng mặt:
- Ôi, xin thầy tha lỗi, sao mà em dại dột thế!
- Nhưng dù thế nào đi nữa tại sao cô cười? Tôi đã nói những gì nào?
Biết chắc là tôi không giận mà chỉ tò mò, cô bạo dạn hẳn lên và liếc nhìn tôi có chút nào ranh mãnh:
- Thế thầy không nhận thấy, từ nào thầy thích nói nhất ạ?
- Từ nào?
- “Có thể”… Có thể hình dung. Có thể giả định v.v. Và v.v thầy không nhận thấy ạ?
- Không nhận thấy. Nhưng chả nhẽ điều ấy mà buồn cười đến thế ư?
- Không, rất hay là đằng khác. Hôm nay thầy đã vào đề như thế… Còn em cười là vì nhớ một thầy giáo khác. Câu nào ông ta cũng bắt dầu bằng chữ “ không thể”, không thể giả định, không thể hình dung nổi…
Sau câu chuyện ấy, chúng tôi bắt đầu chào hỏi nhau, dần dần Olia đã bỏ cái trò thôn dã ấy đi và tự đến chỗ tôi vào những giờ nghỉ. Những cau hỏi của sinh viên cho phép đoán đúng về kiến thức và khả năng của họ hơn là so với những câu trả lời khi thi. Cô hỏi tôi những câu rất bất ngờ. Hồi ấy tôi sống trong một cái tổ ong khổng lồ- khu nhà tập thể ở phố Bônsaia Xađôvaia- Ở đấy tôi có một căn phòng mười một thước vuông gần những chổ sử dụng công cộng. Thỉnh thoảng Ônga có tiễn tôi đến tận cổng. Đã có lúc chúng tôi đứng hàng giờ trên chiếc cầu thang sơn đen. Ôlia khăng khăng từ chối không vào phòng tôi. Tôi cho đó là thói rởm đời. và có một lần vào phòng, cô ta ở lại đến sang. Hôm ấy cô rất quyến rũ, không một cử chỉ nào vụng về, không một lời nào giả dối, và dù sao đi nữa thì sau đó, trong những phút suy tư tàn nhẫn, tôi đã thầm trách cô vì cô đã tỏ ra không rởm: cô quá dễ dàng quyết định ở lại đêm với một người ít quen biết, và từ đó suy ra, cô có thể hiến mình cho người khác cũng một cách dễ dàng như vậy. Ồ , cái chữ “ suy ra” này thật là…! Nó xuất hiện không biết từ đâu, và theo tôi nhận xét, chính nó là nguyên nhân cho phần lớn những sự ngộ nhận và những sai lầm không cứu vãn nổi trong khoa học, trong chính trị, trong pháp luật…
Chắc chắn, nếu tôi đã gặp nhiều khó khăn và phải đợi lâu hơn khi chinh phục Ôlia, thì tôi ắt đã nghĩ nhiều hơn về chuyện giữ cô ấy, khi chưa kịp nghĩ rằng người đàn bà tôi cần chinh phục cũng có thể bị người khác chinh phục. Tôi không có ý định nghiêm chỉnh về việc cưới Ôlia và suy luận như sau:chúng tôi chênh nhau đến mười hai tuổi, bây giờ sự chênh lệch ấy chưa nhận thấy được, nhưng sau nó sẽ trở nên rõ ràng, tôi sẽ không phải là người mà cô ấy cần, nói thế, chứ tôi làm sao nhớ hết mọi lý lẽ? Hồi ấy tôi đang trở thành 1 anh chàng độc thân cố hữu, đặt tự do cá nhân lên trên tất cả và cho rằng chỉ nên lấy vợ trong trưo27ng hợp vạn bất đắc dĩ, không có lối thoát nào khác. Nhưng tôi bây giờ vẫn có lối thoát, vì việc chính thức hóa quan hệ, Ôlia không bao giờ động đến, ngay cả khi chỉ có chúng tôi với nhau, tôi và cô ấy vẫn giữ cách xưng hô dành cho lỗ tai người ngoài “thầy” và “cô” lạnh nhạt, tôi thích như thế, và điều này chỉ càng làm cho những giây phút ngây ngất thêm nồng nàn hơn, khi chúng tôi bất giác chuyển sang “anh em”. Suốt thời gian gần gũi nhau ấy tôi không nhớ một cuộc cãi vã thật sự nào, ngay cả những phút im lặng đượm buồn với những giọt nước mắt chỉ chực trào ra tôi cũng coi như những sự xâm phạm đến cái yên tĩnh của mình. Những khi cô phiền muộn, tôi không bao giờ dò biết được nguyên nhân, thường cô chỉ trả lời qua quít “ À, chuyện vặt vãnh ấy mà…!” và cố gắng mỉm cười. Cô không thích nói về mình, và thậm chí tôi không biết rõ cô sống như thế nào. Trong chuyện này cô bướng bỉnh, bướng bỉnh một cách e thẹn, như thể chính cô cảm thấy khó xử vì không thể sống khác được.Tôi đoán rằng cô sống chật vật, nhưng mọi cố gắng dúi cho cô ít tiền nào đấy đều bị phản đối với vẻ kiên định đầy ngượng nghịu thường thấy ở cô. Tôi cũng cho điều ấy là rởm.
...
(Còn nữa)